Bluetooth Là Gì

bluetooth là gì BLE

Bluetooth là gì ? Chắc hẳn các bạn đã nghe rất nhiều đến từ này. Vậy các bạn có thật sự hiểu công nghệ Bluetooth là gì và nó hoạt động ra sao ? Chuẩn Bluetooth đã phát triển như thế nào ? Tại sao có rất nhiều công nghệ khác như NFC, Wifi… nhưng lại không thể thay thế hoàn toàn Bluetooth ? Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng những kiến thức được học trên ghế nhà trường và những kiến thức tham khảo ở những nơi uy tín trên thế giới để chia sẻ cho các bạn hiểu rõ hơn về chuẩn giao tiếp phổ biến này nhé.

giới thiệu công nghệ bluetooth

1. Giới thiệu chung – Bluetooth là gì ?

ứng dụng của công nghệ bluetooth

Bluetooth là một chuẩn công nghệ không dây được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị cố định và di động trong khoảng cách ngắn bằng cách sử dụng sóng vô tuyến. Công nghệ Bluetooth sử dụng băng tần ISM 2.4GHz. Bluetooth được quản lý bởi tổ chức Bluetooth Special Interest Group (SIG).

Nói một cách dễ hiểu, Bluetooth là công nghệ giao tiếp không dây tầm ngắn. Nó được dùng để thay thế cho các kết nối có dây truyền thống như: tai nghe không dây Bluetooth sẽ thay thế cho tai nghe có dây; chuột Bluetooth sẽ thay thế cho chuột có dây truyền thống… Và còn rất nhiều ứng dụng mà công nghệ này được sử dụng.

2. Lịch sử hình thành

Năm 1989, Nils Rydbeck là giám đốc công nghệ của hãng Ericsson Mobile (Thụy Điển) đã bắt đầu nghiên cứu chuẩn giao tiếp không dây tằm ngắn. Mục đích là để phát triển tai nghe không dây. Ông đã giao cho nhân viên của mình là Jaap Haartsen nghiên cứu và đã thành công. Năm 1990, Jaap Haartsen được văn phòng sáng chế châu Âu đề cử cho giải thưởng nhà phát minh châu Âu.

Thiết bị Bluetooth đầu tiên được ra mắt năm 1999 – là một tai nghe đi động. Điện thoại di động đầu tiên có Bluetooth là dòng Ericsson T39 được cho ra mắt năm 2001. Song đó, hãng IBM cũng cho ra mắt laptop sử dụng Bluetooth đầu tiên là dòng Thinkpad A30 vào năm 2001.

3. So sánh Bluetooth với Wifi

so sánh bluetooth với wifi

Bluetooth và Wifi có một số điểm tương tự nhau như: thiết lập mạng cục bộ; in hoặc truyền dữ liệu giữa các thiết bị. Giữa Bluetooth và Wifi có những điểm tương đồng và hoạt động hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên giữa chúng cũng có một số điểm khác nhau đặc trưng như:

  • Wifi hoạt động phải có Access Point (Modem) và kết nối theo kiểu máy chủ – máy khách. Tất cả các kết nối phải được định tuyến về cho Access Point để nó xử lý. Một Access Point cho phép nhiều thiết bị truy cập và sử dụng mạng.
  • Bluetooth hoạt động ngang hàng giữa hai thiết bị với nhau mà không cần Access Point. 

Do đó, Bluetooth phù hợp với các ứng dụng đơn giản chỉ cần hai thiết bị kết nối với nhau (tai nghe, loa…) còn Wifi phù hợp với các ứng dụng phức tạp, yêu cầu tốc độ cao và truy cập mạng.

4. Các phiên bản Bluetooth

bluetooth là gì

Từ khi ra đời đến nay, công nghệ Bluetooth không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng. Các phiên bản Bluetooth mới nhất cải thiện được tốc độ, bảo mật, khoảng cách truyền, tiết kiệm năng lượng hơn so với các phiên bản cũ. Một số phiên bản Bluetooth mà các bạn có thể từng thấy qua như:

♦ Bluetooth version 1

  • Ra mắt lần đầu năm 1999
  • Tốc độ dữ liệu: 723.1 kbps
  • Khoảng cách truyền 10m

♦ Bluetooth version 2

  • Ra mắt lần đầu năm 2004
  • Tốc độ dữ liệu nhanh gấp 3 lần version 1
  • Khoảng cách truyền 10m

♦ Bluetooth version 3

  • Ra đời nằm 2009
  • Tốc độ dữ liệu: 24 Mbps
  • Khoảng cách truyền 10m

♦ Bluetooth version 4 (BLE)

  • Ra đời nằm 2010
  • Tốc độ dữ liệu: 25 Mbps
  • Khoảng cách truyền 50m

♦ Bluetooth version 5

  • Hỗ trợ đầy đủ cho IoT
  • Hỗ trợ mô hình Mesh (kết nối đa điểm)
  • Ra đời năm 2016
5. Ứng dụng của Bluetooth

công nghệ bluetooth là gì

Các bạn dễ dàng bắt gặp các ứng dụng có sử dụng Bluetooth trong cuộc sống hằng ngày như: tai nghe Bluetooth, loa Bluetooth, chuột Bluetooth, truyền hình ảnh – dữ liệu giữa hai điện thoại bằng Bluetooth…

Không chỉ được ứng dụng trong đời sống, công nghệ này còn được sử dụng phục vụ trong ngành y tế, công nghiệp. Các cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, đo bụi… sử dụng Bluetooth để truyền tín hiệu lên Cloud. Các cảm biến này thay thế con người để hoạt động ở những điều kiện nguy hiểm, độc hại. Một số ứng dụng giám sát sử dụng cảm biến Bluetooth như:

  • Giám sát nhiệt độ qua Internet sử dụng cảm biến Bluetooth
  • Giám sát độ ẩm, chênh áp, rò rỉ nước nhà kho lạnh qua Internet
  • Cảnh báo có trộm mở cửa qua SMS, Email bằng cảm biến Bluetooth
  • Theo dõi các thông số môi trường như: đo bụi, chất lượng không khí, CO2, NH2… qua Bluetooth
  • …..

Và còn rất nhiều ứng dụng khác có sử dụng đến Bluetooth. Hy vọng với bài chia sẻ này, các bạn sẽ hiểu kỹ hơn về công nghệ phổ biến mà chúng ta sử dụng hằng này. Từ đó giúp cho các bạn có kiến thức để kiểm tra và sử dụng thiết bị có Bluetooth hiệu quả hơn.

Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết này !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *